Nguyên nhân gà đá bị khò khè và cách chữa trị hiệu quả

Gà đá bị khò khè hiện tượng những chú gà bị bệnh thường xuyên gặp phải trong thực tế. Nếu như các sư kê không tìm hiểu nguyên nhân cũng như có cách chữa trị kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Nếu là người mới bước vào sự nghiệp nuôi gà thì thông tin chăm sóc dưới đây của Alo789 sẽ hỗ trợ anh em rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng hợp các nguyên nhân khiến gà đá bị khò khè?

Trong thực tế có rất nhiều lý do khiến một chú gà bị bệnh, đặc biệt là hiện tượng khò khè. Quan trọng là anh em cần có kiến thức để phòng tránh và chữa trị kịp thời. Một số nguyên do điển hình có thể kể đến như sau:

Tác động thời tiết

Thời tiết lạnh là một trong những yếu tố khá nhạy cảm đối với những chú gà chiến. Nếu như khu vực sinh sống không được đảm bảo khoa học thì không khí lạnh sẽ khiến gà đá bị khò khè. Hãy đảm bảo một khu vực sống cho gà luôn được khô thoáng, tránh tình trạng ẩm thấp và quá hở để gió lùa vào.

Nếu phát hiện ra tình trạng này các chủ gà cần khắc phục ngay để tránh rủi ro. Việc gà gặp lạnh có thể khiến sức đề kháng của chúng giảm xuống, nếu không điều trị thì việc gà chết rất dễ xảy ra.

Gà đá bị khò khè do tác động từ thời tiết

Gà đá bị khò khè do tác động từ thời tiết

Do chứng bệnh CRD

Gà đá có dấu hiệu của hiện tượng khò khè rất có thể đã mắc phải bệnh CRD. Bệnh này khiến chúng sổ mũi, thở bằng miệng và trên mắt thường có bọt. Nguyên nhân gây ra căn bệnh truyền nhiễm này cho là là virus Mycoplasma gallsepticum. 

Điều này sẽ gây nguy hiểm cho toàn bộ đàn gà của bạn, chính vì thế nên có biện pháp tách chuồng để đảm bảo cho các chiến kê khỏe mạnh. Anh em cần quan sát, cách ly và có phương pháp chữa trị ngay nếu không muốn mất đi gà chiến của mình.

Chiến kê không được vỗ đờm

Hiện tượng gà đá bị khò khè còn xuất hiện sau khi chiến kê tham gia các cuộc chiến trước đối thủ. Nên có một quy trình chăm sóc đặc biệt dành cho những chiến kê này đặc biệt là thao tác vỗ đờm. Đây là nhiệm vụ quan trọng của các chủ gà nếu như không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của chú gà về sau.

Trong quá trình thi đấu có thể nếu như trúng đòn gà có thể bị sặc, tụ máu ở cổ. Ngoài ra việc nuốt phải lông của đối thủ cũng là một nguyên nhân. Chính vì thế hãy bỏ ra chút thời gian để thực hiện thao tác vỗ đờm giúp chú gà trở lại trạng thái bình thường tối ưu nhất.

Gà đá không thường xuyên được vỗ đờm

Gà đá không thường xuyên được vỗ đờm

Gà đá bị khò khè nên uống thuốc gì?

Trên thị trường hiện tại các loại thuốc chữa bệnh khò khè cho gà khá phổ biến. Anh em cần phải đọc kỹ thông tin và tham khảo thêm gợi ý của bác sĩ thú y để chọn được loại thuốc phù hợp. Hoặc có thể tham khảo thông tin trong bảng dưới đây để rõ hơn về một số loại thuốc hiệu quả:

Tên thuốc Công dụng Cách điều trị
Ampi-Coli Pharm Thuốc này có công dụng trị tất cả các tình bị trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp đối với gia cầm. Các bạn tiến hành trộn 100g thuốc đối với dạng thức ăn. Đối với nước thì hòa tan với 25 lít nước uống áp dụng cho 250kg thể trọng trong ngày.
Cefa XL.Gold  Sản phẩm thuốc tiêm chuyên trị các triệu chứng khò khè, hen khẹc đối với gia cầm.

Thêm vào đó thuốc còn điều trị một số các triệu chứng hô hấp và rối loạn sinh sản do virus gây ra

Tiến hành tiêm 1ml đối với 6 – 8 kg trọng lượng. Các bạn thực hiện tiêm dưới da cho gà đá.
DOGEN-PHARM Đây là loại thuốc đặc trị gà có hiện tượng khò khè sổ mũi. Có hiệu quả điều trị đối với các loại vi khuẩn nguy hiểm gây khó thở, nhiễm khuẩn đường hô hấp ở gia cầm. Dùng 1g thuốc đối với 8 – 10kg thể trọng/ ngày hoặc mọi người có thể hòa tan 1 g với 2 lít nước.

Các loại thuốc cho gà bị khò khè

Phòng bệnh gà đá bị khò khè 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là phương châm bảo vệ gà trong mọi trường hợp. Nếu như có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả thì chắc chắn anh em sẽ nuôi được một đàn gà đá khỏe mạnh:

  • Làm vệ sinh chuồng trại định kỳ để đảm bảo không gian sống sạch sẽ cho gà.
  • Sử dụng các biện pháp làm ấm chuồng trại trong thời tiết lạnh.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là cho gà đá.
  • Tiến hành tiêm phòng để tránh gà đá bị khò khè.
  • Thực hiện vỗ đờm, om bóp nghệ cho gà sau quá trình thi đấu.
  • Nâng cao sức đề kháng cho những chú gà bằng các loại vitamin bổ dưỡng.
  • Anh em nên kiểm tra sát trùng và băng bó đầy đủ đối với gà sau khi thi đấu.
  • Cách ly và có biện pháp xử lý ngay với những chú gà bị bệnh để tránh ảnh hưởng đến các chiến kê khác.
Tiêm phòng giúp tránh bệnh

Tiêm phòng giúp tránh bệnh

Gà đá bị khò khè là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên anh em không được chủ quan. Nên tham khảo các thông tin chúng tôi nêu ra ở trên để bổ sung thêm kiến thức cho mình. Hãy là một sư kê thực thụ có những chú gà chiến dũng mãnh bằng việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông tin liên hệ Nhacaialo789 - đại lý của Alo789 Địa chỉ: 29 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Hotline: 0865.583.113 Email: [email protected]
Tắt Quảng Cáo